1. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an toàn. Có nền kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân 6 – 7% trong suốt 5 năm qua.
2. GDP của Việt Nam tăng khoảng 36% so với năm 2020. Ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP tăng từ 8,2% lên 9,6%. (trích nguồn Bộ Công thương Việt Nam và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
3. Việt Nam giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra Đổi mới sáng tạo (ĐMST) (thứ hạng 38) và tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST tăng 02 bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020. (trích nguồn Bộ Công thương Việt Nam)
4. Trong lĩnh vực Công nghiệp ICT, doanh thu năm 2021 ước đạt khoảng 136 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2020, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp ICT Việt Nam không có vốn FDI đạt 18,78 tỷ USD (chiếm 13,8%). Tỷ lệ giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT chiếm khoảng 24,65% tương đương 33,57 tỷ USD. (trích nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
5. Vị trí chiến lược thuận lợi: chỉ trong vòng 4 giờ bay có thể tiếp cận trên 50% dân số toàn cầu. Là cửa ngõ quan trọng thâm nhập vào khu vực Mekong với trên 250 triệu dân (bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và các tỉnh phía Nam Trung Quốc).
6. Thị trường có sức tiêu thụ mạnh với hơn 96,9 triệu dân (xếp hạng 14 trên thế giới) và độ tuổi trung bình chỉ 32,5.
7. Thu hút nhiều tập đoàn công nghệ thông tin đầu tư: IBM, Toshiba, Hitachi, NEC, Sharp, Microsoft, CSC, Cisco, HP, AVAYA, ShoreTel,…
8. Số lượng thuê bao di động ước đạt 123,76 triệu thuê bao trong đó có 92,88 triệu thuê bao là Smartphone, chiếm khoảng 75%; doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2021 ước đạt 130.768 tỷ đồng tăng 2% so với năm 2020; tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020. (trích nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
9. Tại Việt Nam, có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và tiếp tục tăng mỗi năm. Việt Nam có tỷ lệ các công ty khởi nghiệp cao thứ ba ở Đông Nam Á. Số lượng lập trình viên, kỹ sư và doanh nhân trẻ ngày càng tăng lên.
10. Hiện nay Việt Nam có khoảng 973.692 kỹ sư CNTT, với 149 trường đại học, 412 trường cao đẳng và trung cấp nghề đào tạo ngành CNTT. (Sách trắng CNTT 2019)
11. Được các tổ chức tư vấn xếp hạng Việt Nam cao trong lĩnh vực CNTT:
- Nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong khu vực, vượt mức 40% một năm (e-Conomy Southeast Asia 2019)
- Việt Nam đang xếp thứ 5 trên 50 quốc gia tiềm năng để cung cấp dịch vụ kinh doanh cho các công ty toàn cầu (T. Kearney releases the 2019).
- Trong bảng xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020). (trích nguồn Bộ Công thương Việt Nam)
- Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 2021, chỉ số GII của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 22, tăng 12 bậc từ vị trí 34 năm 2020 – thứ hạng cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam đối với trụ cột này. (trích nguồn Bộ Công thương Việt Nam)
- Trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. (trích nguồn Bộ Công thương Việt Nam)
- Chỉ số phát triển viễn thông của Việt Nam (IDI) ước tính xếp hạng 74/176 nước, tăng ba hạng so với năm 2020. (trích nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Theo công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI 2020) của Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN. So với kỳ đánh giá gần nhất công bố vào năm 2019, Việt Nam tăng 25 bậc vượt qua Thái Lan để xếp thứ 4/11 quốc gia khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Indonesia. (trích nguồn VOV)
- Việt Nam xếp thứ 63/113 quốc gia trong bảng xếp hạng toàn cầu về môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. (theo ADB)
- Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam được đánh giá ở mức cao so với mức trung bình của thế giới. Việt Nam đã tăng 1 bậc lên 88 so với bảng xếp hạng trước đó trong năm 2016.
- Cushman & Wakefield (2016), Việt Nam là điểm đến tiên phong, xếp hạng số 1 thế giới về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp.
- Gartner (2016) đặt Việt Nam vào Top 6 khu vực châu Á – Thái Bình Dương thị trường cung cấp dịch vụ toàn cầu.
- Tổ chức Chỉ số Thành thạo Anh ngữ (EPI) (2014) xếp Việt Nam trong Top 2 quốc gia trên thế giới có nguồn nhân lực CNTT thông thạo tiếng Anh nhất.
- Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có nhiều sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật nhất - nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm 2015 trên 128 quốc gia (Forbes).
12. Thị trường công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân từ 20% - 25%/năm. Chính phủ cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin và hướng đến mục tiêu trở thành Top 10 quốc gia dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số.