Invitation to "Vietnam ITO Conference 2019"
---
Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam năm 2019 (Vietnam ITO Conference 2019) sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây.
Chiều 9/4, Liên minh Các doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam (Liên minh VNITO) phối hợp Công viên Phần mềm Quang Trung, Hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh và Trung tâm đổi mới toàn cầu Silicon Valley tổ chức Tọa đàm chia sẻ thông tin về khởi nghiệp tại Silicon Valley (Hoa Kỳ) và giới thiệu Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam năm 2019 (VNITO 2019).
Theo đó, VNITO 2019 sẽ diễn ra từ ngày 23 – 25/10 tại Tp. Hồ Chí Minh, dự kiến thu hút hơn 150 khách quốc tế, đại diện cho các công ty công nghệ thông tin, công nghệ cao, công ty đa quốc gia từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore… có nhu cầu tìm kiếm đối tác tại Việt Nam và trên 100 nhà cung cấp giải pháp của Việt Nam.
Các lĩnh vực trọng tâm của VNITO 2019 là công nghệ tài chính, ô tô, thương mại điện tử, gia công phần mềm, nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo (AI - trí tuệ nhân tạo, blockchain, Big Data, IoT), chuyển đổi số…
Với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến cho đổi mới sáng tạo”, Hội nghị hướng đến mục tiêu tạo ra nền tảng để các công ty Việt Nam giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin; kết nối với các đối tác trong và ngoài nước.Sự kiện lần này cũng giới thiệu nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ mang thương hiệu của Việt Nam; các chính sách về đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam...
Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về môi trường kinh doanh tại Hoa Kỳ, đồng thời giới thiệu mô hình hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu khởi nghiệp, phát triển dự án mới, thành lập doanh nghiệp tại Silicon Valley (Hoa Kỳ).
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Liên minh VNITO cho biết, trước đây VNITO và QTSC đã xúc tiến đầu tư vào Thung lũng Silicon Valley, nhưng gặp rất nhiều khó khăn nên chưa thành công.Hiện nay, cơ hội đầu tư, khởi nghiệp tại thị trường này thuận lợi hơn với nhiều đơn vị kết nối. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần xem xét nguồn lực của mình trước khi quyết định mở thị trường tại Silicon Valley.
Cùng quan điểm này, ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu cho rằng, đối với doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đủ nguồn lực nên tìm các quỹ đầu tư trong nước trước khi quyết định mở rộng thị trường.Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đều có quỹ đầu tư cho khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Hiện nay, công nghệ thông tin Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia.Năm 2018, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam ước đạt 4,3 tỷ USD; trong đó xuất khẩu chiếm hơn 80% với tốc độ tăng trưởng khá cao, chủ yếu tập trung vào hai thị trường chính Hoa Kỳ và Nhật Bản./.
Theo đó, VNITO 2019 sẽ diễn ra từ ngày 23 – 25/10 tại Tp. Hồ Chí Minh, dự kiến thu hút hơn 150 khách quốc tế, đại diện cho các công ty công nghệ thông tin, công nghệ cao, công ty đa quốc gia từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore… có nhu cầu tìm kiếm đối tác tại Việt Nam và trên 100 nhà cung cấp giải pháp của Việt Nam.
Các lĩnh vực trọng tâm của VNITO 2019 là công nghệ tài chính, ô tô, thương mại điện tử, gia công phần mềm, nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo (AI - trí tuệ nhân tạo, blockchain, Big Data, IoT), chuyển đổi số…
Với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến cho đổi mới sáng tạo”, Hội nghị hướng đến mục tiêu tạo ra nền tảng để các công ty Việt Nam giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin; kết nối với các đối tác trong và ngoài nước.Sự kiện lần này cũng giới thiệu nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ mang thương hiệu của Việt Nam; các chính sách về đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam...
Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về môi trường kinh doanh tại Hoa Kỳ, đồng thời giới thiệu mô hình hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu khởi nghiệp, phát triển dự án mới, thành lập doanh nghiệp tại Silicon Valley (Hoa Kỳ).
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Liên minh VNITO cho biết, trước đây VNITO và QTSC đã xúc tiến đầu tư vào Thung lũng Silicon Valley, nhưng gặp rất nhiều khó khăn nên chưa thành công.Hiện nay, cơ hội đầu tư, khởi nghiệp tại thị trường này thuận lợi hơn với nhiều đơn vị kết nối. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần xem xét nguồn lực của mình trước khi quyết định mở thị trường tại Silicon Valley.
Cùng quan điểm này, ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu cho rằng, đối với doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đủ nguồn lực nên tìm các quỹ đầu tư trong nước trước khi quyết định mở rộng thị trường.Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đều có quỹ đầu tư cho khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Hiện nay, công nghệ thông tin Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia.Năm 2018, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam ước đạt 4,3 tỷ USD; trong đó xuất khẩu chiếm hơn 80% với tốc độ tăng trưởng khá cao, chủ yếu tập trung vào hai thị trường chính Hoa Kỳ và Nhật Bản./.
Tiến Lực/TTXVN