Gặp gỡ, đối thoại giữa cộng đồng nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp lĩnh vực CNTT và Vi mạch bán dẫn

Bài trình bày tại buổi gặp gỡ:

- Giới thiệu chương trình nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 (Ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ)

- ICT research program 2018 - 2023: Smart Cities & Industry 4.0 & Collaboration (PGS.TS. Thoại Nam, Trưởng Khoa Khoa học & Kỹ Thuật máy tính, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM)

- Công nghiệp Vi mạch TP.HCM: Cơ hội - Thách thức (TS. Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng Khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM)

- Mô hình R&D TMA (Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc, TMA Solutions)

---

Sáng ngày 16/05/2018, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và QTSC tổ chức Buổi gặp gỡ, đối thoại giữa cộng đồng nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp lĩnh vực CNTT và Vi mạch bán dẫn tại tòa nhà SaigonTech, Công viên phần mềm Quang Trung.

Mở đầu chương trình, ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc QTSC đã phát biểu khai mạc. Ông cho biết, đây là cơ hội để các doanh nghiệp, trường học cùng góp ý, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp với Sở  Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực CNTT và vi mạch bán dẫn.

 

Ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc QTSC đã phát biểu khai mạc

Tiếp nối chương trình, ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ đã giới thiệu về các chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đồng thời Ông Xu cũng giới thiệu 02 chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu: Nghiên cứu công nghệ thông tin phục vụ Đô thị thông minh và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử nghiệm vi mạch và sản xuất sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng chip Việt giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

 

Ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ

PGS.TS. Thoại Nam, Trưởng Khoa Khoa học & Kỹ Thuật máy tính, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã trình bày tham luận khoa học và công nghệ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong lĩnh vực IoT và đô thị thông minh.

 

PGS.TS. Thoại Nam, Trưởng Khoa Khoa học & Kỹ Thuật máy tính, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Tiếp nối chương trình Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng Khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã trình bày về thực trạng, cơ hội và thách thức của lĩnh vực Vi mạch điện tử. Tiến sĩ Cường cho biết: trường đại học Bách Khoa mới được tài trợ xây dựng một phòng thí nghiệm với trang bị máy móc hiện đại nhằm mở rộng khả năng thiết kế vi mạch của đại học Bách Khoa. Phòng thí nghiệm này có khả năng đáp ứng được các thiết kế từ đơn giản đến phức tạp.

 

Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Phó trưởng Khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Tiếp theo phần tham luận, ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc, TMA Solutions đã giới thiệu về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của công ty. Theo đó, TMA là công ty có 20 năm kinh nghiệm với 20.000 kỹ sư CNTT chuyên gia công cho các thị trường nước ngoài, sau 20 năm công ty cũng tích lũy được khá nhiều công nghệ. Định hướng sắp tới của công ty là tập trung vào các hoạt động R&D, áp dụng các công nghệ mới giúp khách hàng triển khai theo xu hướng công nghiệp 4.0. TMA thường kết hợp với các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Qua buổi gặp gỡ này, TMA cũng mong có nhiều cơ hội hợp tác với trường đại học Bách Khoa, trường SaigonTech và các viện nghiên cứu để cùng hợp tác phát triển các ý tưởng công nghệ.

 

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc, TMA Solutions

Sau phần tham luận, các diễn giả và đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM đã trả lời một số thắc mắc của doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Sở đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chuyên sâu…

Kết thúc chương trình, bà Nhiêu Quốc Trân, Tổ trưởng Tổ giải pháp công nghệ, QTSC đã giới thiệu các giải pháp, ứng dụng IoT đã triển khai tại Công viên phần mềm Quang Trung hướng tới mô hình đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam và mời các đại biểu thăm quan Khu thực nghiệm Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp tại Lô số 13, Công viên phần mềm Quang Trung.

 

Bà Nhiêu Quốc Trân, Tổ trưởng Tổ giải pháp công nghệ, QTSC đang giới thiệu về các ứng dụng CNTT trong nông nghiệp

 

Toàn cảnh buổi gặp gỡ trao đổi giữa Sở KH&CN TP.HCM và lãnh đạo các doanh nghiệp, trường đại học,
viện nghiên cứu tại Công viên phần mềm Quang Trung

Nguồn: Ngọc Hoa - QTSC

Xem thêm tin tức:

Chuỗi QTSC

Thành viên QTSC