Chương trình tư vấn trực tuyến định kỳ của TS.BS Nguyễn Văn Hảo về “Xét nghiệm Covid-19 và những vấn đề thường gặp”

Chiều 06/10/2021, QTSC đã tổ chức buổi tư vấn trực tuyến định kỳ lần 2 của TS.BS Nguyễn Văn Hảo – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Chống độc người lớn Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM với chủ đề “Xét nghiệm Covid-19 và những vấn đề thường gặp”. Đây là chương trình dành riêng cho cán bộ nhân viên, khách hàng và đối tác thân thiết của QTSC. QTSC hi vọng chương trình sẽ đóng góp một phần sức lực trong công tác chống dịch và ổn định hoạt động, kinh doanh của quý khách hàng, đối tác. 

Tại buổi tư vấn, bác sĩ Hảo đã giải thích sự khác nhau của các cơ chế xét nghiệm, thế nào là xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh. Xét nghiệm PCR độ đặc hiệu rất cao đối với các trường hợp dương tính, nhưng đối với các trường hợp âm tính thì độ nhạy chỉ khoảng 70%. Nguyên nhân có thể do người bệnh có tải lượng virus thấp ngay thời điểm xét nghiệm hoặc do bệnh lý khác dẫn đến kết quả không chính xác 100%. Vì vậy, thông thường các bệnh viện sẽ phải làm xét nghiệm PCR 2 lần trước khi cho bệnh nhân F0 xuất viện.

Nhiều người quan tâm đến việc sau khi tiếp xúc với người nhiễm thì sau bao lâu nên test nhanh. Bác sỹ cho biết test nhanh sau khi tiếp xúc người nhiễm khoảng 3-4 ngày thì cho kết quả chính xác nhất. Còn muốn phát hiện nguy cơ sớm hơn nữa thì phải dùng PCR.

 Hình 1: TS.BS Nguyễn Văn Hảo đang chia sẻ về các phương pháp xét nghiệm Covid-19 đang áp dụng trong thực tế

Hình 1: TS.BS Nguyễn Văn Hảo đang chia sẻ về các phương pháp xét nghiệm Covid-19 đang áp dụng trong thực tế

Một số câu hỏi tiêu biểu được TS.BS Nguyễn Văn Hảo giải đáp trong buổi tư vấn thứ 2:

  1. Hướng dẫn ban hành ngày 30/9 của Bộ Y tế thì Người lao động đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 đã qua 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm.

Bác sĩ Hảo cho biết: Khi tiêm vắc xin đủ 2 mũi thì chỉ bảo vệ được bản thân khi bị nhiễm không bị triệu chứng nặng như viêm phổi… nhưng vẫn có thể bị nhiễm và vẫn có thể lây cho người khác.

Về vấn đề những người đã chủng ngừa đầy đủ khi đi làm lại không cần xét nghiệm nữa cũng đáng lo. Vì vậy, các công ty/xí nghiệp vẫn nên theo dõi, giám sát những trường hợp có triệu chứng bằng cách đo nhiệt độ cơ thể, thông qua khai báo y tế để test sàng lọc những người sốt, ho, đau họng. Đối với những người không triệu chứng thì hàng tuần theo quy định test 20% người lao động.

  1. Kit test nhanh bằng nước bọt có chính xác hay không ạ?

Nếu tải lượng vi rút cao thì phương pháp test bằng nước bọt vẫn có thể chính xác, tuy nhiên giá trị của hình thức test này sẽ không chính xác bằng test tỵ hầu, vì lượng vi rút trong vùng tỵ hầu lúc nào cũng nhiều hơn so với trong nước bọt. Trừ khi bạn bị nhiễm lượng vi rút quá nhiều thì test bằng nước bọt mới có thể cho ra kết quả dương tính.

 Hình 2: TS.BS Nguyễn Văn Hảo giải đáp thắc mắc của khách tham dự tại buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Xét nghiệm Covid-19 và những câu hỏi thường gặp”

Hình 2: TS.BS Nguyễn Văn Hảo giải đáp thắc mắc của khách tham dự tại buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Xét nghiệm Covid-19 và những câu hỏi thường gặp”

  1. Nhân viên đã được tiêm 2 mũi rồi thì có cần xét nghiệm để biết mình có kháng thể hay chưa để an tâm hơn khi đi làm? Nếu có thì test ở đâu và chi phí là bao nhiêu ạ?

Sau khi đã tiêm 2 mũi vắc xin thì không phải ai cũng sản xuất ra lượng kháng thể giống nhau. Muốn đánh giá thì chúng ta sẽ làm xét nghiệm kháng thể trung hòa. Tuy nhiên xét nghiệm này khá tốn kém. Có hai phương pháp thực hiện là định lượng và định tính: Định lượng chính là nồng độ kháng thể trong máu là 80 hay 100 hoặc có người lên đến 1.000 ng/ml; Định tính thì chỉ cho kết quả là trong máu mình dương tính, tức là có kháng thể trung hòa.

Về chi phí thì test định tính rẻ hơn test định lượng. Test định lượng kháng thể trung hòa có giá thành khá cao. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới vừa rồi đã được một tổ chức tài trợ thực hiện việc xét nghiệm này nhằm nghiên cứu, đánh giá chủng ngừa cho các nhân viên y tế sau khi tiêm vắc xin. Hiện nay, tôi chưa thấy triển khai rộng việc này mà chỉ mới làm nghiên cứu.

  1. Việc xét nghiệm quá nhiều lần, có gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong mũi không ạ?

Đối với trường hợp ngoáy mũi, dùng tăm bông mềm, sạch, vô trùng thì đã có nghiên cứu cho thấy với 5-10 lần thực hiện cũng không gây ảnh hưởng, cũng như không gây viêm xoang mũi nếu ngoáy nhẹ nhàng đúng cách. Việc thực hiện nhiều lần gây khó chịu hay không cũng tùy thuộc vào mức độ chịu đựng của mỗi người, có thể chỉ làm 1-2 tuần/lần. Ngoài ra, cho đến nay cũng chưa có ghi nhận về việc bị viêm xoang mũi do thực hiện xét nghiệm Covid-19.

  1. Bác sĩ cho em hỏi F0 khỏi bệnh, chưa tiêm mũi nào, thì mấy tháng có thể được tiêm vắc xin, và có tác dụng gì hay không hay phải chờ đúng 6 tháng ạ?

Đối với các bạn đã bị F0 rồi thì các bạn đã có giấy chứng nhận “vàng”, hơn cả những bạn đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, vì có kháng thể vừa bảo vệ niêm mạc hầu họng vừa bảo vệ đường hô hấp dưới. Và theo nghiên cứu thì kháng thể bảo vệ này có thể tồn tại ít nhất 6 tháng. Vì vậy, không chỉ ở Việt Nam, mà các nước như Anh, Mỹ, Châu Âu,… sau 6 tháng mới cho phép người này đi tiêm ngừa lại.

Ngoài ra, có trường hợp đã tiêm ngừa 1 mũi nhưng sau đó bị nhiễm bệnh thành F0. Sau khi khỏi bệnh đến ngày hẹn tiêm mũi 2, nếu người này vẫn muốn được tiêm để có chứng nhận thì vẫn được và việc tiêm mũi 2 này cũng không gây ảnh hưởng gì.

 buổi tư vấn trực tuyến tiếp theo của TS.BS Nguyễn Văn Hảo sẽ được tổ chức từ 16g00 đến 17g00, Thứ tư ngày 13/10/2021 với chủ đề “Các ứng xử cần thiết khi phát hiện F0 trong doanh nghiệp, gia đình”.

Dự kiến, buổi tư vấn trực tuyến tiếp theo của TS.BS Nguyễn Văn Hảo sẽ được tổ chức từ 16g00 đến 17g00, Thứ tư ngày 14/10/2021 với chủ đề “Các ứng xử cần thiết khi phát hiện F0 trong doanh nghiệp, gia đình”. Quý vị vui lòng đăng ký tham dự và đặt câu hỏi cho bác sĩ tại đây: https://forms.gle/UXjnACUkQDZBa4rd6   

Xem thêm thông tin về Buổi tư vấn định kỳ lần 1: https://www.qtsc.com.vn/tin-tuc/chuong-trinh-tu-van-truc-tuyen-voi-ts-bs-nguyen-van-hao-ve-covid-19 

Xem thêm tin tức:

Chuỗi QTSC

Thành viên QTSC